Nốt ruồi là gì?
“Nốt ruồi” là một dạng da thường xuất hiện dưới dạng đốm màu sắc khác biệt trên bề mặt da. Nó là một tác động của tế bào melanin, chất gây màu da, tập trung tại một vùng nhất định trên da.
Nốt ruồi có thể xuất hiện trên bất kỳ vùng nào của cơ thể, bao gồm khuôn mặt, cổ, tay, chân và các khu vực khác. Một số người có thể có nhiều nốt ruồi, trong khi người khác chỉ có một hoặc không có nốt ruồi nào.
Nốt ruồi hay còn gọi là bớt sắc tố mắc phải, là sự tăng sinh lành tính các tế bào hắc tố hay còn gọi là tế bào nevus. Thông thường, nốt ruồi bắt đầu hình thành sau 6 tháng tuổi, tăng nhanh về số lượng trong thời kì thơ ấu và thanh thiếu niên, sau đó giảm dần khi lớn tuổi.
Biểu hiện của nốt ruồi
Nốt ruồi điển hình: Dát, sẩn hình tròn hoặc bầu dục
- Kích thướng < 6mm
- Cân xứng và ranh giới rõ
- Xu hướng gồ cao lên mặt da theo thời gian, mềm hơn và có thể giảm sắc tố dần
- Phân bố chủ yếu ở vùng tiếp xúc ánh sáng mặt trời gián đoạn như thân mình, tay, chân
Nốt ruồi không điển hình: Không cân xứng 2 bên, ranh giới không rõ
- Đường kính thường > 6mm
- Nguy cơ tiến triển ung thư
Điều trị nốt ruồi
Đa số tổn thương là lành tính và không cần phải điều trị, chủ yếu điều trị để giải quyết vấn đề thẩm mỹ.
Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ phải loại bỏ được khả năng ác tính của nốt ruồi.
Các phương pháp điều trị nốt ruồi bao gồm:
Laser cắt đốt:
- Laser CO2: mật độ năng lượng cao có thể loại bỏ nốt ruồi trong 1-2 buổi điều trị
- Nd:YAG ít tác dụng phụ hơn nhưng số lần điều trị nhiều (2-5 lần)
Phẫu thuật:
- Ưu điểm: có thể sử dụng bệnh phẩm để soi tìm tế bào ung thư
- Nhược điểm: đau, nguy cơ sẹo cao
Khi nào nên đến khám bác sĩ
- Qúa nhiều nốt ruồi trên cơ thể (>100 nốt): nguy cơ bệnh hệ thống và tăng nguy cơ ung thư
- Nhiều tổn thương nốt ruồi không điển hình (>5) tăng nguy cơ ung thư
- Nốt ruồi to nhanh, có hiện tượng loét, ngứa, rỉ dịch
Bác sĩ Tố Trinh tại phòng khám CITRINE DERMA CLINIC sẽ đánh giá nốt ruồi của bạn và đưa ra đánh giá chính xác về tính chất của nó và các phương pháp xử lý phù hợp.