Bệnh bạch biến là gì?
Bạch biến là một bệnh lý da giảm sắc tố, khởi phát ở bất kì lứa tuổi nào, nữ gặp nhiều hơn so với nam. Bệnh có thể khởi phát ở bất kì độ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người trẻ, trung bình khởi phát bệnh là 20 tuổi. Bệnh có liên quan đến gene và gia đình, tuy là một bệnh lý lành tính nhưng gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của bệnh nhân.
Nguyên nhân của bạch biến
Yếu tố gene và di truyền: 30% bệnh nhân bạch biến có tiền sử gia đình mắc bạch biến Rối loạn miễn dịch và tự miễn Rối loạn hệ thống oxy hóa và kháng oxy hóa: tăng tích lũy các gốc tự do trong cơ thể
Biểu hiện của bạch biến
- Dát màu trắng, hình tròn hay bầu dục, giới hạn rõ, xu hướng lan ra ngoại biên, xung quanh có thể có vùng da đậm màu hơn bình thường
- Hình ảnh “ba màu” có thể gặp: trung tâm mất sắc tố, sau đó đến vùng giảm sắc tố, bên ngoài là da lành
- Hình ảnh “giảm sắc tố kiểu rắc hoa giấy” hay gặp ở bạch biến do hóa chất
- Dấu Koebner: bạch biến ở vị trí chấn thương
Các thể của bạch biến:
- Bạch biến điểm: một hoặc nhiều dát giảm sắc tố ở 1 vị trí và không tiến triển trong ít nhất 2 năm thần kinh
- Thể niêm mạc: miệng và sinh dục thường gặp
- Thể cực: ở tay, chân và hốc tự nhiên ở mặt
- Thể thông thường: mảng giảm sắc tố riêng rẽ phân bố rộng cả 2 bên cơ thể
- Thể hỗn hợp: bao gồm thể cực và rải rác toàn thân
- Toàn thể: toàn bộ hoặc gần như toàn bộ cơ thể Điều trị bạch biến
Điều trị bệnh bạch biến không ổn định
- Corticoid toàn thân 5mg trong 2 ngày liên tiếp / tuần liên tục trong 4-6 tháng làm ngừng diễn tiến bệnh ở 90% bệnh nhân
- Methotrexate 10mg/tuần trong 24 tuần có hiệu quả tương đương corticoid toàn thân
- Minocycline 100mg/ngày x 6 tháng hiệu quả tương đương corticoid
Điều trị bệnh bạch biến ổn định
- Corticosteroid tại chỗ: mức độ trung bình – mạnh, thoa 1 lần / ngày không quá 3 tháng
- Ức chế calcineurin: hiệu quả tương đương corticoid nhưng ít tác dụng phụ hơn, thoa 2 lần/ngày trong 6 tháng
- UVB dải hẹp: là phương pháp ưu tiên với tỉ lệ tái phát thấp hơn các phương pháp khác
Xem thêm: