Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đĩa hay còn gọi là chàm tổ đỉa, là dạng viêm da cơ địa đặc biệt, có tên khoa học là Dyshidrotic Eczema, thường xuất hiện ở thanh thiếu niên hoặc trẻ em.
Biểu hiện của bệnh là hàng loạt các mụn nước hình thành ở lòng bàn tay, bàn chân, các kẻ ngón tay, chân, đôi khi có chứa dịch bên trong, nên phòng rộp và có thể bị vỡ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể lan rộng đến các vùng da xung quanh.
Ban đầu, các nốt mụn có kích thước nhỏ, để lâu nốt mụn sẽ phát triển to ra, lan rộng, gây đau, và ngứa. Mặt khác, các nốt mụn thường phát triển thành từng cụm, gây phiền toái, mất tự tin, ảnh hưởng đến giao tiếp thường ngày của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa:
- Dị ứng một số thực phẩm: hải sản, thức ăn lạ,…
- Những người có cơ địa dễ dị ứng.
- Tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất tẩy rửa, hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, độc hại,….
- Di truyền: gia đình, bố mẹ bị mề đay, viêm da cơ địa có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh.
- Người bị rối loạn thần kinh giao cảm cũng có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.
Các loại bệnh chàm tổ đỉa:
- Bệnh tổ đỉa thể đơn giản: xuất hiện nốt mụn nhỏ trên da, gây ngứa, và lan rộng dần xung quanh, thường ở lòng bàn tay đầu tiên.
- Bệnh tổ đỉa thể nhiễm khuẩn: Nguy hiểm hơn, nốt mụn to, có chứa mủ.
- Bệnh tổ đỉa dạng bọng nước: thường gặp ở bệnh nhân bị dị ứng hóa chất. Nốt mụn kích thước to bằng hạt đậu hoặc hơn, có dịch bên trong, nguy cơ bị vỡ và chảy dịch.
- Bệnh tổ đỉa thể khô: các nốt mụn hình thành từng cụm, dạng khô, không chứa nước bên trong, nhưng gây ngứa, tróc vảy.
Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa:
- Điều trị tại chỗ: Đối với trường hợp bệnh nhẹ, có thể áp dụng điều trị tại chỗ
- Ngâm vùng da bệnh vào dung dịch thuốc tím loãng theo tỷ lệ được chỉ định.
- Thoa BSI 1 – 3% vào vùng da bệnh.
- Đối với các nốt mụn mủ bị vỡ, hãy sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn để bôi vào vùng da bệnh. Mặt khác, đối với các mụn nước, có thể chích vỡ để thoa thuốc. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi nhân viên y tế để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Sử dụng thuốc điều trị (theo chỉ định của bác sĩ):
Đối với các trường hợp bệnh nặng, mụn mủ, nhiễm khuẩn,…bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc điều trị: thuốc nhiễm khuẩn bôi ngoài da, các loại kháng sinh, kháng viêm, hoặc thuốc kháng nấm dạng bôi như Clotrimazol, Ketoconazol.
- Sử dụng liệu pháp ánh sáng:
Khi các phương pháp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, có thể cân nhắc sử dụng tia tử ngoại có bước sóng ngắn và trung bình (UVC, UVB) chiếu vào vùng da bệnh để diệt khuẩn, và tránh lây lan sang các vùng da xung quanh.
Bệnh tổ đỉa chỉ lây lan trên da người bệnh, không lây sang người khác. Tuy nhiên, ảnh hưởng yếu tố thẩm mỹ, gây thiếu tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Khi mắc bệnh, bạn cần kịp thời đến Bệnh Viện/ Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu có uy tín để việc điều trị an toàn và có hiệu quả.
📞 Hãy gọi trực tiếp vào Hotline: 0902.63.57.86 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch hẹn với bác sĩ Phòng Khám Citrine.
Nguồn:
https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-to-dia-co-nguy-hiem-khong-chua-tri-the-nao-cho-hieu-qua-s107-n23216
https://benhvienphuongdong.vn/cham-to-dia/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/benh-to-dia-co-lay-khong/