Bệnh Chàm (Eczema) – Nguyên Nhân, Biến Chứng, và Cách Điều Trị

Bệnh chàm (Eczema) là gì?

Bệnh chàm (Eczema) là một nhóm bệnh lý làm cho da bị viêm, kích ứng, phát ban, hoặc ngứa. Nếu da bị đỏ, ngứa kéo dài, rất có thể đang bị chàm, phổ biến nhất là viêm da dị ứng hay còn gọi là chàm thể tạng.  

 

Phổ biến và Nguy cơ của Bệnh Chàm

Bệnh chàm tổ đỉa, một dạng đặc biệt của viêm da cơ địa, thường gặp ở trẻ em và khoảng 3% người lớn. Hầu hết trẻ em đều mắc bệnh trước 10 tuổi, và một số có thể tiếp tục có triệu chứng suốt đời. Hiện chưa có cách chữa trị dứt điểm bệnh chàm, nhưng điều trị và phòng tránh các chất gây dị ứng có thể kiểm soát được triệu chứng. Bệnh chàm không lây nhiễm. 

Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh chàm tại các phòng khám da liễu quận 7, bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết. Hãy cùng Phòng Khám Da Liễu Citrine tìm hiểu các loại bệnh chàm qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, và cách điều trị bệnh.

Các Loại Bệnh Chàm

Bệnh chàm có nhiều loại với những biểu hiện khá giống nhau, bao gồm viêm da dị ứng, chàm bàn tay, chàm đồng xu, chàm phản ứng thứ phát, chàm vi trùng, tổ đỉa, v…v… Bác sĩ da liễu sẽ dựa vào loại ban phát và vị trí xuất hiện trên cơ thể để xác định loại chàm người bệnh mắc phải. 

  • Viêm Da Dị Ứng

Đây là tình trạng phổ biến nhất của bệnh chàm, thường ảnh hưởng đến người trưởng thành và liên quan đến các rối loạn dị ứng khác như hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Bệnh thường bắt đầu từ thời còn bé.

  • Viêm Da Tiếp Xúc

Bệnh này xảy ra khi da tiếp xúc với chất gây phát ban, có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng. Có 2 loại viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da dị ứng bùng phát là hai loại chính.

  • Viêm da kích ứng: Do nhiều tác nhân như các chất tẩy rửa, xà phòng, các sản phẩm chăm sóc da, các hóa chất công nghiệp, đồ trang sức bằng niken.
  • Viêm da dị ứng bùng phát: khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng: kim loại, niken, chất bảo quản, các sản phẩm làm đẹp có nước hoa,…
  • Bệnh Tổ Đỉa

Bệnh gây mụn nước nhỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, rìa các ngón tay, và rìa bàn tay, thường do đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc với các chất kích thích như kim loại.

  • Chàm bàn tay

Chỉ ảnh hưởng đến bàn tay. Triệu chứng thường gặp: da bàn tay bị đỏ, ngứa, khô, gây nên các vết nứt, mụn nước. Những người mắc bệnh này thường làm nghề giặt ủi, nhân viên y tế, lau dọn, hoặc thợ làm tóc,….

  • Viêm da thần kinh

Xuất hiện các mảng da dày, có vảy ở cánh tay, mu bàn tay, sau gáy, da đầu, chân, hoặc bộ phận sinh dục,… Các mảng da này rất ngứa, có thể chảy máu và nhiễm trùng khi gãi.

  • Chàm thể đồng xu

Triệu chứng là da xuất hiện các mụn nước tập trung thành đám hình tròn, hình đồng xu, đóng vảy, và ngứa. Nguyên nhân chưa rõ ràng, có thể do các tổn thương tại chỗ như vết côn trùng cắn, vết xước, vết bỏng nhiệt, vết mổ cũ,…

Chàm đồng xu có 2 thể: thể ướt (mụn nước, dịch tiết nhiều), thể khô (tổn thương khô, tróc vảy,…).

  • Viêm da tiết bã nhờn

Xảy ra trên những khu vực trên cơ thể có nhiều tuyến dầu, nếu xuất hiện trên da đầu, được gọi là gàu. Do tình trạng nấm men Malassezia xuất hiện với số lượng lớn trên da gây nên viêm da tiết bã. Bệnh cũng liên quan đến các tình trạng da khác như mụn trứng cá, trứng cá đỏ, vảy nến,…

  • Viêm da ứ dọng:

Xảy ra khi có dịch rò rĩ từ các tĩnh mạch yếu vào da, gây nên tình trạng sung, đỏ, ngứa, và đau. Nguyên nhân là do tuần hoàn máu kém, thường là ở chân. Triệu chứng của viêm da ứ đọng là chân bị sưng, có cảm giác đau, nặng chân, đặc biệt khi vận động đi lại nhiều. 

Triệu Chứng Bệnh Chàm

Biểu hiện của bệnh chàm rất đa dạng và khác nhau ở mỗi người. Triệu chứng điển hình là ngứa, đỏ, khô, nứt da và dày da. Bệnh chàm có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể.

  • Đối với trẻ sơ sinh: Phát ban ngứa có thể gây chảy nước, đóng vảy, thường xuất hiện ở mặt, nếp gấp ở da, da đầu, ngoài ra, có thể trên lưng, cánh tay, ngực, chân.
  • Đối với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên: Thường phát ban ở một số vùng cơ thể như: sau đầu gối, cổ tay, mắt cá chân, khuỷu tay, cổ.
  • Đối với người lớn: Thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, mặt, cổ tay, mặt sau đầu gối. Triệu chứng là da khô, dày, hoặc đóng vảy. 

Nguyên Nhân Gây Bệnh Chàm

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm chưa được kết luận chắc chắn. Các yếu tố có thể gây phát sinh bệnh bao gồm phản ứng của hệ thống miễn dịch, tiền sử gia đình có người mắc bệnh dị ứng, khiếm khuyết trong cấu tạo hàng rào bảo vệ da làm độ ẩm thoát ra ngoài dẫn đến vi trùng xâm nhập, và thiếu hụt filaggrin – một loại protein quan trọng trong cấu tạo da làm da trở nên khô và ngứa.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng phát ban ngứa như:

  • Tiếp xúc với các chất có trong xà phòng, chất tẩy rửa.
  • Trang phục, khăn trải giường có chất vải thô ráp: len, polyester,…
  • Nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh.
  • Đổ nhiều mồ hôi.
  • Tiếp xúc với lông động vật.
  • Trạng thái tâm lý căng thẳng.

Biến Chứng Của Bệnh Chàm

Bệnh chàm không nguy hại đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, có thể gây nên một số biến chứng khó lường: 

  • Nhiễm nấm.
  • Rối loạn giấc ngủ và các vấn đề tâm lý khác khiến tinh thần sa sút.
  • Nhiễm trùng trên da: Những tổn thương bị tái đi tái lại nhiều lần do không được điều trị tận gốc, khiến vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là tụ cầu vàng.
  • Hen suyễn, dị ứng.
  • Viêm kết mạc, đục thủy tinh thể, viêm mi bờ mắt, bong võng mạc, hoặc giảm thị lực.

Chẩn Đoán và Điều Trị Bệnh Chàm

Bác sĩ da liễu sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách xem xét làn da và bệnh sử, kết hợp với các xét nghiệm dị ứng nếu cần thiết để tìm ra các tác nhân gây bệnh. 

Một số điều cần lưu ý để giảm bớt các triệu chứng:

  • Tại nhà:
  • Đắp gạc ướt.
  • Để giảm tình trạng tình trạng viêm, giúp tổn thương mau lành, và duy trì độ âm cho da, người bệnh nên sử dụng kem, sáp, hoặc thuốc mỡ dưỡng ẩm để làm dịu da.
  • Sử dụng kem hydrocortisone và thuốc kháng histamine để giúp giảm tình trạng sung tấy, mẩn đỏ, và ngứa. Khi thoa, nên tránh xa mắt, bộ phận sinh dục, và trực tràng, và cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.
  • Giảm tâm lý căng thằng bằng cách thử giãn hoặc tập thiền.
  • Điều trị bằng thuốc kê đơn:

Bác sĩ sẽ chỉ định các loại kem hoặc thuốc mỡ chứa corticosteroid để giảm viêm, nếu bị nhiễm trùng, có thể sử dụng thuốc kháng viêm. Ngoài ra, có thể dùng thuốc có chất làm giảm ngứa, quang trị liệu (trị liệu  bằng tia cực tím). Tuy nhiên, khi bệnh tái đi tái lại, các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định các loại thuốc ức chế miễn dịch, hay các loại thuốc sinh học: Mycophenolate mofetil (CellCept), Azathioprine (Azasan), thuốc ức chế Phosphodiesterase (thuốc mỡ Eucrisa), Upadacitinib (Rinvoq) hoặc Cyclosporin…

Phòng tránh bệnh chàm tái phát

  • Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Giảm tình trạng căng thẳng bằng cách thư giãn, hoặc tập thể dục giúp tăng tuần hoàn máu.
  • Duy trì không khí thoáng mát có thể giúp tránh ra mồ hôi nhiều để giảm ngứa.
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên. 
  • Tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp cân bằng độ ẩm trong phòng.
  • Không nên mặc những quần áo có chất liệu dễ gây trầy xước như len, vải bố,…..

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải triệu chứng của bệnh chàm, hãy đến Phòng Khám Citrine, đây là một trong những Phòng Khám Da Liễu quận 7 với đội ngũ bác sĩ da liễu uy tín, có chuyên môn cao, và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực da liễu, cùng thiết bị máy móc tiên tiến, đảm bảo việc điều trị an toàn và hiệu quả.

📞 Hãy gọi trực tiếp vào Hotline: 0902.63.57.86 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch hẹn với bác sĩ.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *