-
Tổng quan về sẹo lồi và sẹo phì đại
Sẹo lồi (keloid) và sẹo phì đại (hypertrophic scar) là tình trạng đáp ứng bất thường của da đối với các tổn thương (mụn trứng cá, chấn thương, các bệnh lý về da,…) làm sản sinh quá mức collagen gây nên sự rối loạn lành thương.
-
-
Biểu hiện của sẹo lồi và sẹo phì đại
-
- Sẹo lồi:
- Xuất hiện sau chấn thương, mụn trứng cá hoặc tự phát.
- Khối mô sẹo phát triển cao lên và rộng ra, vượt quá giới hạn tổn thương ban đầu.
- Hình thành khoảng 6 tháng sau khi bị thương. Trong quá trình lành thương, cơ thể sản sinh lượng collagen quá lớn và tích tụ, tạo nên sẹo.
- Thường xảy ra ở ngực trên, lưng, cổ sau, dái tai (các vùng có sức căng da lớn).
- Màu hồng, nâu, đỏ hoặc màu da thường, bên dưới thường thấy nhiều mạch máu li ti.
- Triệu chứng có thể đỏ, đau và ngứa.
- Sẹo phì đại:
- Hình thành trong vòng 6 tháng sau khi bị thương, không vượt quá ranh giới vết thương ban đầu.
- Cơ thể sản sinh lượng collagen quá lớn và tích tụ, tạo nên sẹo trong quá trình lành thương, nhưng sẹo có thể tự thoái triển theo thời gian, vùng da bị thương có thể bình thường lại sau 1 khoảng thời gian.
- Có thể gặp ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.
- Thường nhỏ hơn sẹo lồi, màu hồng, đỏ, có thể ngứa nhẹ.
- Sẹo lồi có thể nhầm với các bệnh lý nào?
- Bệnh u xơ da
- Bệnh u xơ cứng
- Sarcom xơ da
- Bệnh sarcoidiosis
- Nguyên nhân hình thành sẹo lồi và sẹo phì đại
- Yếu tố di truyền, người có cơ địa sẹo lồi
- Nhiễm trùng do vết thương lâu lành
- Các tai nạn gây tổn thương da từ lớp trung bì trở xuống
- Bỏng nặng do nhiệt (nóng/ lạnh), hoặc hóa chất
- Viêm da do mụn trứng cá, côn trùng cắn,….
- Sau phẫu thuật/ thủ thuật xâm lấn da
-
Điều trị sẹo lồi
Về nguyên tắc, sẹo lồi và sẹo phì đại là một tổn thương lành tính không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Mục đích chính của việc điều trị là cải thiện tính thẩm mỹ của người bệnh.
Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương, và giai đoạn hình thành sẹo, sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại:
- Điều trị dùng thuốc (theo chỉ định):
- Thoa gel hoặc miếng dán silicon, chủ yếu được sử dụng sau vết thương để tránh nguy cơ để lại sẹo lồi, sử dụng cho đến khi tổn thương da lành hẳn
- Tiêm triamcinolone acetonid: giúp giảm tổng hợp collagen quá mức tại vị trí sẹo, tiêm khoảng 3-5 lần, khoảng cách từ 4-6 tuần / lần
- Một số thuốc khác có thể hiệu quả như 5-FU, botunilum toxin A, Bleomycin nhưng ít dùng hơn.
- Giai đoạn mới hình thành sẹo:
- Sử dụng miếng dán silicon để băng vết sẹo
- Sau khi vết thương khô hẳn, bôi kem ngăn ngừa sẹo
- Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu tại vùng da sẹo
- Giai đoạn tiến triển sẹo lồi và sẹo phì đại
Đây là giai đoạn sẹo đã tiến triển nặng, cần can thiệp sâu hơn để điều trị.
- Tiêm corticosteroid: giúp làm mềm mô sẹo, ức chế tăng sinh nguyên bào sợi, làm phẳng bề mặt sẹo. Tuy tỷ lệ thành công cao, nhưng có thể gây một số tác dụng phụ như giảm sắc tố, hoặc teo da. Phương pháp này thường kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ sẹo hoặc phẫu thuật lạnh.
- Phẫu thuật lạnh: phù hợp với sẹo phì đại hơn sẹo lồi. Đây là phương pháp dùng nitơ lỏng, phun lên vùng sẹo, làm đông các mạch máu dẫn đến phá hủy các tế bào sẹo. Tuy nhiên, có thể làm mất sắc tố da, gây đau đớn, hoặc bỏng lạnh.
- Điều trị bằng laser (xâm lấn hoặc không xâm lấn): Áp dụng cho các vết sẹo không hoạt động, bóc tách mô sẹo, hoại tử các mạch máu nuôi, từ đó làm sẹo thoái triển. Tuy vậy, phương pháp này có thể làm thay đổi sắc tố da, da bị trầy xước, đóng vảy.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Áp dụng cho các loại sẹo lồi hoặc sẹo phì đại hình thành trên 1 năm, gây mất thẩm mỹ, và ở các vị trí làm cản trở vận động. Tuy nhiên, sẹo lồi có thể tái phát nên cần kết hợp với các phương pháp như laser, hoặc tiêm corticosteroid sau khi phẫu thuật.
-
Phương pháp phòng ngừa sẹo lồi và sẹo phì đại:
- Chú ý chăm sóc vết thương cẩn thận, tránh nhiễm trùng làm vết thương lâu lành, và để lại sẹo.
- Tránh tác động mạnh, gãi, cào vào vùng da sẹo, tránh mặc quần áo quá chật đè nén, ảnh hưởng dến vùng bị sẹo.
- Khi vết thương bắt đầu lành (thường 2-8 tuần sau khi bị thương), đây cũng là thời điểm hình thành sẹo, tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để thực hiện các liệu pháp massage, băng ép giúp ngừa sẹo.
- Chế độ ăn bổ sung các chất dinh dưỡng, giàu vitamin, chất xơ để mau liền sẹo, tránh ăn các loại thức ăn gây dị ứng, mẩn ngứa.
Tóm lại, sẹo lồi và sẹo phì đại có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng da, và giai đoạn hình thành sẹo. Do đó, bạn cần đến các Bệnh Viện/ Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu – Thẩm Mỹ có uy tín để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng da.
📞 Hãy gọi trực tiếp vào Hotline: 0902.63.57.86 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch hẹn với bác sĩ tại Phòng Khám Da Liễu Citrine.