Mụn trứng cá đỏ – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mụn trứng cá đỏ – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mụn trứng cá đỏ là gì?

Mụn trứng cá đỏ (Rosacea) là một dạng bệnh da liễu, thường gặp ở người lớn từ 30-60 tuổi. Đây là tình trạng da bị ửng đỏ, nổi sần vùng má, mũi, cằm hoặc trán và nặng dần theo thời gian.

Triệu chứng của mụn trứng cá đỏ

  • Ửng đỏ vùng mũi và má, dai dẳng và nặng dần theo thời gian.
  • Dễ đỏ bừng mặt, thấy mạch máu nhỏ trên bề mặt da.
  • Sẩn nhỏ gồ lên bề mặt da, đôi khi có mụn mủ.
  • Cảm giác rát bỏng, sưng nề, thường gặp ở đầu mũi.
  • Da mặt khô ráp, lỗ chân lông to.

Nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá đỏ

Nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ trên thực tế vẫn chưa thể xác định rõ. Theo các nghiên cứu của Viện Da Liễu Hoa Kỳ, nguyên nhân có thể liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường sống, dị ứng, thói quen sinh hoạt,…

Một số nguyên nhân hình thành mụn trứng cá đỏ:

  • Di truyền: Theo một số nghiên cứu, trong gia đình có người mắc bệnh mụn trứng cá đỏ Rosacea, các thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ở người da trắng nhiều hơn so với người da màu hoặc da đen.
  • Môi trường sống xung quanh: môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hay tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời cũng dễ làm cho da bị tổn thương, giãn nở mao mạch, và kích ứng gây nên tình trạng mụn trứng cá đỏ.
  • Dị ứng: dị ứng do thuốc bao gồm các loại thuốc chứa corticosteroid, thuốc điều trị huyết áp, làm suy giảm hệ miễn dịch của da, gây nên tình trạng giãn mạch máu, da dễ bị kích ứng và nổi mụn. Ngoài ra, sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp cũng dễ khiến da bị tổn thương, có nguy cơ hình thành mụn trứng cá đỏ.
  • Thói quen ăn uống sinh hoạt: ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, thường xuyên thức khua,… cũng làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá đỏ.

Các giai đoạn mụn trứng cá đỏ:

  • Giai đoạn tiền trứng cá đỏ: 

Giai đoạn đầu của trứng cá đỏ. Người bệnh có cảm giác nóng bừng mặt, da mặt bị châm chích, đỏ bừng. Biểu hiện nặng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hay ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,…

  • Giai đoạn mạch máu giãn:

Mạch máu dưới da bị giãn ra, hình thành những đốm đỏ trên mặt. Mặt khác, quá trình vận chuyển máu bị rối loạn, có thể dẫn đến tình trạng phù nề.

  • Giai đoạn viêm:

Da mặt sần lên, xuất hiện các nốt mụn đỏ kích thước 2-5mm. Thoạt nhìn, có thể nhầm lẫn mụn trứng cá đỏ với mụn trứng cá thông thường.

  • Giai đoạn muộn:

Lúc này, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tình trạng viêm mô nghiêm trọng khiến mũi sưng to, tấy đỏ. Giai đoạn này thường xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi, ít gặp ở nữ giới.

Điều trị mụn trứng cá đỏ:

Mụn trứng cá đỏ là một dạng bệnh mãn tính, cần điều trị lâu dài. Có thể điều trị bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ, kết hợp thuốc bôi được chỉ định để giúp làm giảm các triệu chứng và tổn thương trên da, cải thiện thẩm mỹ da.

Điều trị tại chỗ:

  • Tránh các loại mỹ phẩm có các thành phần gây kích ứng da, các mỹ phẫm cũ đã dùng hơn 6 tháng.
  • Sử dụng kem chống nắng, che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH trung tính, kết hợp với xịt khoáng.
  • Dùng thuốc bôi tại chỗ (được chỉ định bởi bác sĩ) như Metronidazole, benzoyl pezoxyde, kem permethrine 5% diệt ký sinh trùng.

Điều trị toàn thân:

Theo chỉ định của bác sĩ, có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh toàn thân: cycline, macrolides, metronidaziole, hoặc Ivermectine.

Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng laser như KTP, argon,….hoặc phục hồi lạnh cho những bệnh nhân giãn mao mạch.

Tóm lại, bệnh trứng cá đỏ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Do đó, bạn cần đến các Bệnh Viện/ Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu – Thẩm Mỹ có uy tín để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng da. 

📞 Hãy gọi trực tiếp vào Hotline: 0902.63.57.86 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch hẹn với bác sĩ tại Phòng Khám Da Liễu Citrine.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *