Bệnh da vảy cá là gì?
Da vảy cá một dạng rối loạn sừng hóa ở da, dẫn đến tình trạng tế bào chết tích tụ, tạo thành các mảng da khô, trông như vảy cá. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, có thể xuất hiện từ giai đoạn sơ sinh.
Nguyên nhân của bệnh da vảy cá:
- Di truyền: bệnh do di truyền từ bố, mẹ, hoặc người thân.
- Do dùng các loại thuốc hoặc suy giảm hệ miễn dịch: cũng do các nguyên nhân khác ngoài di truyền như bị suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư, suy thận,…hoặc cũng có liên quan đến các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng.
- Do các tổn thương ở da: da lành lại sau khi bị thương tổn, vùng da có thể bị khô, và đóng vảy. Trường hợp này không đáng ngại.
Biểu hiện của da vảy cá:
- Da khô, đóng vảy trắng hoặc xám, có thể kèm dày sừng nang lông
- Thường bị ở tay, chân hoặc thân mình
- Một số trường hợp nặng có các vết nứt gây đau đớn
Điều trị da vảy cá:
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Cần đến gặp bác sĩ để tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
- Trường hợp nhẹ, hoặc trung bình có thể điều trị bằng các phương pháp:
- Tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm da tích cực, và thường xuyên.
- Sử dụng các loại thuốc mỡ axit salicylic 5% (không dùng cho trẻ em vì có nguy cơ gây ngộ độc), hoặc các thuốc bôi có chứa, axit glycolic, axit lactic… (cần tham khảo ý kiến bác sĩ)
- Trường hợp nặng như đỏ da toàn thân dạng bẩm sinh, hoặc vảy lá: nên tham khảo ý kiến bác sĩ, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc, hoặc thuốc bôi để làm giảm triệu chứng viêm da.
- Các chất giúp mềm da và bong vảy như retioids, AHA, BHA,…
- Nếu có vết nứt, thoa kháng sinh và kháng viêm để chống bội nhiễm và giảm triệu chứng.
Người bệnh cần lưu ý chăm sóc, dưỡng ẩm da nhiều hơn vào mùa đông vì thời tiết hanh khô có thể làm tình trạng da tệ hơn. Ngoài ra, cần uống đủ nước (2 lít/ ngày), bổ sung vitamin từ thực phẩm và rau quả để tăng sức đề kháng và độ ẩm cho da.
Xem thêm: