Mày Đay – Căn Bệnh Gây Phiền Toái Đến Mọi Người
Mày đay là một trong những bệnh lý phổ biến và khá phiền toái. Thường xuất hiện bất ngờ và gây không ít phiền phức cho người gặp phải chứng bệnh này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mày đay, bao gồm nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả.
Bệnh Mày đay là gì?
Mày đay là bệnh lý thường gặp, đặc trưng bởi tổn thương dạng sẩn phù xuất hiện và mất đi trong vòng 24 giờ. Mày đay có thể là cấp tính (< 6 tuần) hoặc mạn tính (>6 tuần)
Nguyên nhân của bệnh mày đay
- Thuốc
- Thức ăn
- Nhiễm virus
- Stress
- Kí sinh trùng
- Hóa chất
Biểu hiện của bệnh mày đay
- Sẩn phù màu đỏ, hoặc màu hồng nhạt kèm các dát đỏ sau khi giảm bớt sẩn phù
- Phân bố bất cứ vùng nào trên cơ thể, thường rất ngứa
- Kích thước từ vài mm đến vài cm, có thể hình nhẫn, đa cung hoặc dạng bản đồ
- Tổn thương xuất hiện và mất đi trong vòng vài phút đến vài giờ (<24h)
- Có thể kèm theo phù mạch như sưng nề mi mắt, môi, sinh dục, bàn tay, bàn chân
- Nếu nặng có thể sốt, khó thở, đau bụng, co thắt phế quản,…
Điều trị mày đay
- Ngưng tiếp xúc với dị nguyên, chống nhiễm khuẩn, tránh chất kích ứng
- Kiểm soát mày đay
- Mày đay cấp tính
- Kháng histamin H1 thế hệ 2 (cetirizine, desloratadine, fexofenadine, levocetirizine, loratadine) là lựa chọn đầu tiên, liều có thể gấp 4 lần liều chuẩn
- Kháng histamin H1 thế hệ 1 hiệu quả thấp, và tác dụng phụ nhiều, thường dùng cho mày đay trẻ em
- Corticosteroid liều 40-60 mg/ng có thể dùng ngắn ngày trong kiểm soát mày đay nặng, lan tỏa, không đáp ứng với kháng histamin
- Epinerphrin được chỉ định cho mày đay cấp có phù mạch: khó thở, co thắt thanh quản,…
Đối với mày đay mạn tính:
- Kháng histamin H1 thế hệ 2 vẫn là lựa chọn đầu tay
- Omalizumab là lựa chọn tốt cho mày đay mạn tính tự phát, đặc biệt là dạng ít đáp ứng kháng histamine
- Cylosporine có thể sử dụng ở những bệnh nhân kháng trị với kháng histamin và Omalizumab
Xem thêm: