Nhiễm kí sinh trùng – Triệu chứng & cách phòng tránh

Nhiễm kí sinh trùng – Triệu chứng & cách phòng tránh

Nhiễm kí sinh trùng – Triệu chứng & cách phòng tránh

Nhiễm kí sinh trùng là một bệnh lý gây ra bởi các sinh vật sống nhờ vào một cơ thể của sinh vật khác. Tùy theo loài kí sinh trùng và cơ quan chúng kí sinh mà gây ra các triệu chứng khác nhau như sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, phát ban ở da.

Nhiễm ký sinh trùng là gì?

Nhiễm kí sinh trùng là một bệnh lý do các loại giun, sán, ve, rận, chí , bọ chét,…sống ký sinh trên cơ thể người thông qua các đường lây nhiễm như qua da, đất, từ động vật sang người, đường tiêu hóa,….

Khi xâm nhập vào cơ thể người, ký sinh trùng sẽ hút máu, hay chất dinh dưỡng để sinh sôi và phát triển, và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như viêm phúc mạc, gây tổn thương não, gan, thận, có thể gây thiếu máu, suy dinh dưỡng…

Bệnh thường phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới có điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển c

Nhiễm kí sinh trùng – Triệu chứng & cách phòng tránh

Con đường lây nhiễm của ký sinh trùng

  • Theo đường tiêu hóa: Ký sinh trùng có thể có trong thực phẩm hoặc nguồn nước, khi sử dụng những thực phẩm chưa nấu chín kỹ,hoặc nước uống chưa được đun sôi, chúng có thể thâm nhập vào cơ thể bạn qua đường tiêu hóa. Các biểu hiện khi nhiễm ký sinh trùng: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Một số loại ký sinh trùng: sán dây, giun móc, khuẩn giardia, trùng hình cung, amip bệnh lỵ.
  • Qua bề mặt da: Một số loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp qua da như: ve, bọ chét, chí, rận…, một số khác lây qua bề mặt da như ấu trùng muỗi, giun kim, sán máng, trùng ghẻ…

Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng

  • Tiêu hóa kém: Đây là dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng đường ruột, có thể gây viêm dẫn đến tiêu chảy mãn tính, đầy hơi, buồn nôn, táo bón.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải ngay cả khi ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này liên quan đến ký sinh trùng đường ruột, gây đau bụng, tiêu chảy, hoặc táo bón, chán ăn. Chúng sẽ hút chất dinh dưỡng từ cơ thể, khiến người bệnh bị thiếu máu, sụt cân, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
  • Bị một số bệnh về da: như ngứa, nổi mề đay, chàm, dị ứng….Ngoài ra, các chất thải của ký sinh trùng tích tụ dưới da có thể gây viêm loét, sưng, hoặc tổn thương da.
  • Thiếu máu: ký sinh trùng sẽ hút máu từ người bệnh để duy trì sự sống và sinh sôi, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu ở người bệnh.
  • Ngứa ở hậu môn: triệu chứng này thường xuất hiện ở người bị nhiễm giun kim. Đặc tính của giun kim là không xâm nhập vào máu, chỉ làm tổ và đẻ trứng ở quanh vùng hậu môn, gây cho người bệnh cảm giác ngứa, khó chịu, nhất là vào ban đêm.
  • Cảm giác thèm ăn: việc bị nhiễm ký sinh trùng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, người bệnh sẽ luôn có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân. Đây là biểu hiện bị nhiễm giun tròn, hoặc sán dây, vì chúng đã tiêu thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng từ thực phẩm, khiến người bệnh luôn cảm thấy đói, và ăn nhiều, nhưng cơ thể lại không thể hấp thu được.
  • Nghiến răng: Theo một nghiên cứu về sức khỏe ở Mỹ năm 2010, cho thấy mối liên hệ giữa nhiễm ký sinh trùng đường ruột và tật nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ, cho thấy dấu hiệu đã bị nhiễm bệnh.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường: Khi bị nhiễm bệnh, các triệu chứng liên quan đến vấn đề tiêu hóa, khiến cho tâm trạng của người bệnh thay đổi thất thường, có cảm giác lo âu, bồn chồn, khó chịu, bực bội….

Điều trị nhiễm kí sinh trùng

  • Thuốc uống diệt ký sinh trùng.
  • Các thuốc thoa ở da giúp giảm ngứa và kích ứng.
  • Điều trị nguồn gốc gây bệnh như chó mèo, hoặc người nhà có triệu chứng.
  • Đối với người bị nhiễm các loại ký sinh trùng nguy hiểm, nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng

  • Giữ vệ sinh cá nhân: 
  • Rửa tay thường xuyên trước và sau khi ăn, khi chế biến thức ăn, sau đi vệ sinh,….
  • Không sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng, lược, khăn mặt….
  • Cần vệ sinh, cắt tỉa móng tay gọn gàng, sạch sẽ, hạn chế chạm tay vào vùng mắt, mũi miệng, hay viết thương hở.
  • Ăn uống hợp vệ sinh: Ăn thức ăn đã được rửa sạch, nấu chín, uống nước đã đun sôi, hạn chế ăn các loại đồ sống (như gỏi cá, tiết canh….)
  • Tẩy giun định kỳ: Bộ Y Tế khuyến cáo để phòng ngừa ký sinh trùng hiệu quả, cần tẩy giun định kỳ cho trẻ nhỏ, và cả người lớn, ngoại trừ trẻ dưới 1 tháng tuổi và phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Thường xuyên vệ sinh các vật dụng cá nhân: như giặt giũ chăn, màn, chiếu, gối, khăn, quần áo,…lau chùi, vệ sinh các đồ dùng và đồ chơi của trẻ nhỏ. Ngoài ra, cần dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng khu vực nơi bạn sống để hạn chế ký sinh trùng sinh sôi và phát triển.
  • Chuẩn bị trang phục kín khi đi khám phá nơi hoang dã: Nhiều loại ký sinh trùng sinh sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới (những khu vực rừng rậm, ẩm ướt, …). Do đó, cần trang bị những trang phục kín, đồng thời, vệ sinh, khử khuẩn các vật dụng cá nhân để phòng tránh ký sinh trùng bám vào quần áo, vào da, và vết thương hở, dẫn đến nguy cơ xâm nhập vào cơ thể.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *